Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG học cách sử dụng thành ngữ “朝三暮四” /zhāosānmùsì/ - “Triều tam mộ tứ” qua câu chuyện về ông già và bầy khỉ thời Chiến Quốc nhé!
- Dịch: Sáng nắng chiều mưa, lòng chim dạ cá.
- Ý nghĩa: thường thay đổi chủ ý, không đáng để người ta tin tưởng.
- Câu chuyện:
Kể rằng vào thời Chiến Quốc, có một ông già rất thích khỉ, ông đã nuôi cả một bầy khỉ. Do hàng ngày ông tiếp xúc với khỉ, cho nên ông có thể hiểu được tính tình của khỉ, những con khỉ cũng hiểu được lời nói của ông.
Những con khỉ mỗi ngày đều phải ăn rất nhiều thức ăn. Thời gian lâu dần, ông lão đã nuôi không nổi những con khỉ này nửa, ông phải giảm đi số lương thực của khỉ, nhưng mà lại sợ khỉ không vui. Ông nghĩ đi nghĩ lại, đã nghĩ ra được một cách hay.
Một hôm, ông nói với những con khỉ: “Ta rất thích các ngươi, nhưng các ngươi đã ăn quá nhiều, tuổi của ta cũng đã lớn, không có cách kiếm tiền, cho nên bắt đầu từ hôm nay, ta phải giảm bớt lương thực của các ngươi rồi. Mỗi buổi sáng chỉ có thể cho các ngươi ba hạt dẻ, buổi tối cho các ngươi bốn hạt dẻ.”
Bầy khỉ vừa nghe ông lão đòi giả bớt lương thực, thì rất không vui, nhảy loạn cả lên. Ông lão nhanh chóng nói: “Thôi được, thôi được như vậy đi, buổi sáng ta cho các ngươi bốn cái, buổi tối cho các ngươi ba cái như thế thì được rồi chứ.” Bầy khỉ vừa nghe buổi sáng cho chúng thêm một cái thì đều rất vui mà nhảy cả lên.
Thành ngữ “Triều tam mộ tứ” (朝三暮四) bắt nguồn từ câu chuyện này và lúc đầu có nghĩa là đánh lừa người khác bằng thủ đoạn. Về sau nó được dùng với nghĩa thường xuyên thay đổi quyết định và không có trách nhiệm.
Ngày nay câu thành ngữ được dùng để tả ai đó luôn luôn thay đổi quyết định và người ta không thể tin vào những điều người đó nói.
Bài thuộc chuyên mục: Thông tin hữu ích
Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.