Tổng số câu hỏi 70, trong đó Nghe 30 câu, Đọc 30 câu, Viết 10 câu. Thời gian làm bài thi: 80 phút
Phần thi nghe: tốc độ nói nhanh hơn khoảng 1.5 lần so với phiên bản cũ, số câu hỏi ít hơn nhưng từ vựng mang tính ứng dụng cao, gần gũi với đời sống, chẳng hạn như những chủ đề về 外卖 (đồ ăn giao tận nơi), 高铁 (tàu cao tốc), 大熊猫 (gấu trúc)...
Phần thi đọc: nhìn chung không thay đổi nhiều, ngoại trừ phần điền khuyết (đục lỗ) có 5 câu thuộc dạng hội thoại. Dạng này dễ hơn nhưng đòi hỏi phải chú ý đến ngữ cảnh. Ví dụ: 你们等一下,我洗完澡我们(一块儿)聊天 (Đợi chút nhé, tớ tắm xong rồi mình cùng trò chuyện).
Từ vựng sát thực tế, không mang tính học thuật hay chuyên ngành. Số lượng từ ngoài giáo trình có tăng nhưng chủ yếu là những từ quen thuộc trong đời sống, ngữ pháp không phức tạp hay mang tính đánh đố.
*Lưu ý cho HSK3: cần mở rộng vốn từ, còn lại không quá khó. Nhìn chung, đề thi mới thực tế, đa dạng hơn nhưng độ khó không dàn trải mà chỉ xuất hiện ở một số phần nhất định. Trọng tâm ôn luyện: đề thi hướng đến tính thực tế nhiều hơn, không nên chỉ học trong sách vở mà thiếu trải nghiệm thực tế. Những bạn quá bám sát lý thuyết mà ít thực hành có thể gặp khó khăn. Để chuẩn bị tốt hơn, hãy giao tiếp nhiều hơn, xem phim, nghe podcast hoặc khám phá văn hóa Trung Quốc để làm quen với ngôn ngữ trong đời sống!
Tổng số câu hỏi 76, trong đó Nghe 35 câu, Đọc 35 câu, Viết 6 câu; thời gian làm bài thi 87 phút. Phần thi đọc: bổ sung dạng điền đáp án vào vị trí đúng (điền cụm từ, vế câu, cụm câu). Phần thi viết: loại bỏ phần sắp xếp câu, thay bằng yêu cầu viết đoạn văn tối thiểu 80 chữ.
*Lưu ý cho HSK4: thời gian làm bài ngắn hơn, số câu ít hơn, ngữ pháp không thay đổi nhưng độ khó tăng nhẹ do xuất hiện nhiều từ vựng ngoài giáo trình HSK4. Trọng tâm ôn luyện: người học cần rèn kỹ năng viết câu, viết đoạn, sử dụng từ vựng và liên từ phù hợp trong ngữ cảnh để đáp ứng yêu cầu viết đoạn văn trên 80 chữ. Bên cạnh đó, cần chú ý phân biệt các từ dễ nhầm lẫn trong HSK4, nắm vững loại từ và cách sử dụng trong từng tình huống.
Tổng số câu hỏi 75, trong đó Nghe 37 câu, Đọc 36 câu, Viết 2 câu; thời gian làm bài thi 70-80 phút. Phần thi nghe: tốc độ tương đối nhanh nhưng phần trả lời không chứa quá nhiều từ mới, độ khó tổng thể không chênh lệch nhiều so với phiên bản cũ. Phần thi đọc: chủ đề có phần lạ hơn, nhưng câu hỏi khá dễ, không khác biệt nhiều so với trước. Bài thi chủ yếu kiểm tra khả năng đọc nhanh và tư duy logic. Phần thi viết: dữ kiện rõ ràng, yêu cầu lập luận chặt chẽ, nhìn chung khá dễ. Tuy nhiên, người học cần phát triển nội dung theo hướng nêu quan điểm cá nhân, đưa ra ví dụ thực tế minh họa và sử dụng vốn từ phong phú để bài viết mạch lạc hơn.
*Lưu ý cho HSK5: đề thi HSK5 phiên bản 3.0 không khó hơn phiên bản cũ, thậm chí một số phần còn dễ hơn. Trọng tâm ôn luyện: Để viết đoạn văn 100 chữ dựa trên ảnh hoặc tài liệu một cách trôi chảy, người học nên tăng cường tiếp xúc thực tế với tiếng Trung qua phim ảnh, chương trình giải trí, báo chí,... để nâng cao độ nhạy ngôn ngữ. Nếu đã quen với HSK5 phiên bản cũ, đề thi mới không phải trở ngại lớn. Tuy nhiên, do phần nghe và từ vựng có sự nâng cao, việc ôn tập nên tập trung rèn kỹ năng nghe và mở rộng vốn từ vựng.
Tổng số câu hỏi 84, trong đó Nghe 40 câu, Đọc 42 câu, Viết 2 câu; thời gian làm bài thi 120 phút. Phần thi nghe: đề ngắn hơn nhưng độ khó tăng, từ vựng phong phú hơn. Chủ đề vẫn xoay quanh đời sống thực tế, mang tính ứng dụng cao, tuy nhiên đáp án không xuất hiện theo thứ tự như trước. Phần thi đọc: các bài điền từ, điền câu không quá khó, đoạn văn rõ ràng, dễ đọc, đồng thời bỏ phần chọn câu sai. Phần thi viết: chủ đề thiết thực, có thể áp dụng vào đời sống.
*Lưu ý cho HSK6: HSK6 phiên bản 3.0 có sự thay đổi nhưng độ khó không chênh lệch quá nhiều so với trước. Trọng tâm ôn luyện: để nâng cao kỹ năng nghe, hãy tăng tốc độ bài nghe lên 1.25x hoặc 1.5x khi luyện đề, đồng thời rèn luyện qua podcast (Mandarin Monkey Podcast, Chillchat, Learn Chinese & Culture...), chương trình thực tế (Running Man Trung Quốc, Xin Chào Thứ 7, Nhà Hàng Trung Hoa...) và phim Trung. Bên cạnh đó, để cải thiện kỹ năng đọc đoạn văn dài, nên tập thói quen đọc báo, tin tức và bài luận thường xuyên.
Nhìn chung, HSK 3.0 có sự thay đổi nhưng không quá phức tạp nếu người học có chiến lược ôn luyện phù hợp. Thay vì chỉ tập trung vào lý thuyết, việc tiếp xúc thực tế với tiếng Trung qua nghe – nói – đọc – viết- dịch sẽ giúp bạn làm bài thi hiệu quả hơn. Hãy chủ động mở rộng vốn từ, rèn luyện kỹ năng nghe và tư duy logic khi đọc hiểu. Dù ở cấp độ nào, việc thực hành thường xuyên và áp dụng ngôn ngữ vào đời sống chính là chìa khóa để chinh phục HSK 3.0!
Bài thuộc chuyên mục: Thông tin hữu ích
Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.