Thông tin hữu ích

TIẾT ĐẠI HÀN 2025 RƠI VÀO THỜI GIAN NÀO? NGƯỜI TRUNG QUỐC LÀM GÌ VÀO TIẾT ĐẠI HÀN?

1. Tiết Đại Hàn là gì?

Tiết Đại Hàn (大寒 /dàhán/) là tiết khí cuối cùng trong 24 tiết khí, thường diễn ra vào khoảng ngày 20-21 tháng 1 dương lịch hàng năm khi Mặt Trời ở xích kinh 300° (kinh độ Mặt Trời bằng 300°). Tiết Đại Hàn đứng ngay sau tiết Tiểu Hàn và trước tiết Lập Xuân. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm ở bán cầu Bắc, khi nhiệt độ xuống rất thấp, đặc biệt tại các khu vực có khí hậu ôn đới và hàn đới.

2. Đặc điểm của tiết Đại Hàn

Tiết Đại Hàn được coi là tiết khí lạnh giá nhất trong 24 tiết khí. Trong thời gian này, thời tiết lạnh lẽo hơn, các đợt không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống thường xuyên mang theo gió lớn và nhiệt độ giảm cực thấp. Nhiều nơi có băng giá hoặc tuyết rơi dày. 

Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đây là thời điểm mùa đông đạt đỉnh điểm, với nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C. Tuy vậy, đây cũng chính là thời điểm sự sống bắt đầu sinh sôi nảy nở. Các loài vật rục rịch tỉnh dậy sau thời gian dài ngủ đông. Các loài thực vật như đào, mơ, mận đâm chồi nảy lộc.

Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của mùa đông, nhưng cũng là lúc Tết Nguyên Đán và mùa xuân đang cận kề, mọi người tất bật chuẩn bị kết thúc năm cũ và đón năm mới, cuộc sống dần trở nên sôi nổi hơn.

3. Tiết Đại Hàn năm nay rơi vào thời gian nào 2025?

Năm 2025, tiết Đại Hàn bắt đầu từ ngày 20/1/2025 và kéo dài đến hết ngày 3/2/2025, trước khi chuyển sang tiết Lập Xuân.

4. Người Trung Quốc làm gì vào tiết Đại Hàn?

Dọn dẹp nhà cửa 除尘/chúchén/: người Trung Quốc quan niệm việc dọn dẹp nhà cửa để xua đuổi vận xui và đón những điều tốt lành. Việc dọn dẹp nhà cửa thường được thực hiện vào 23 hoặc 25 tháng Chạp, tức ngày “cúng Táo Quân”.

Chuẩn bị cho năm mới 备年/bèi nián/: mỗi khi đến tiết Đại Hàn, mọi người bắt đầu tất bật chuẩn bị cho dịp Tết đến. Họ hối hả đi chợ, mua sắm đồ lễ, viết câu đối, chuẩn bị vật phẩm cúng bái,... Đồng thời, họ cũng chuẩn bị thức ăn cho ngày Tết như ướp và làm các món như lạp xưởng, thịt xông khói, nấu các món thịt gà, thịt vịt, cá để làm phong phú mâm cơm ngày Tết.

Dán cửa sổ 糊窗/hú chuāng/: dùng giấy mới để dán lại các khung cửa sổ, để tăng tính thẩm mỹ, một số gia đình còn cắt dán các họa tiết mang ý nghĩa tốt lành như chữ phúc, hoa,... và dán lên cửa sổ. Thông thường việc này sẽ được thực hiện vào ngày 25 tháng Chạp.

Ăn gạo nếp 食糯 /shí nuò/: gạo nếp từ xưa đã được xem là một loại lương thực quý giá. Người xưa tin rằng ăn cơm gạo nếp có tác dụng bổ khí, giúp làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe giúp xua đi cái lạnh của tiết Đại Hàn.

Ăn bánh tiêu hàn 消寒糕 /xiāo hán gāo/: phong tục ăn bánh tiêu hàn đã có từ lâu tại Bắc Kinh, vì bánh được làm từ gạo nếp nên hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ, giúp cơ thể ấm áp, có tác dụng tán phong hàn, bổ phổi, cải thiện chức năng tỳ vị.

Ăn cháo lạp bát 腊八粥 /làbāzhōu/: đây là phong tục có từ lâu đời vào mùng 8 tháng chạp hằng năm. Cháo được nấu từ gạo, đậu đỏ, táo đỏ, hạt sen, kỷ tử, hạt óc chó,... tạo thành món ăn bổ dưỡng, không những giúp cung cấp năng lượng ngày đông mà còn mang ý nghĩa cầu may mắn và sức khỏe cho năm mới.

Tiết Đại Hàn mang đến không chỉ cái lạnh cắt da mà còn là hơi ấm từ những phong tục và truyền thống lâu đời. Đây là thời điểm để mọi người chuẩn bị đón một khởi đầu mới, sắp xếp lại cuộc sống và hướng đến những điều may mắn. TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG chúc bạn vượt qua mọi giá lạnh của cuộc sống và sẵn sàng chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khỏe và thành công!

Bài thuộc chuyên mục: Thông tin hữu ích

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập:

098 565 1306 Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập: