Tổng Hợp Các Trường Đại Học Xét Tuyển Bằng Chứng Chỉ HSK Năm 2024
Năm nay, theo như đề án tuyển sinh được công bố, nhiều trường Đại học top đầu trên địa bàn Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế HSK như một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh và làm điều kiện xét tuyển đầu vào cánh cửa Đại học. Do đó, việc sở hữu chứng chỉ HSK sẽ là một "điểm cộng lớn" trong hồ sơ xét tuyển vào các trường Đại học đào tạo ngôn ngữ và các chuyên ngành liên quan tới tiếng Trung Quốc. Vậy chứng chỉ HSK có những ưu điểm gì mà lại được các trường Đại học “ưu ái” tới vậy? Năm 2024, các trường Đại học nào áp dụng phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ HSK? Cùng TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG tổng hợp lại trong bài viết này nhé!
I. Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ HSK:
Chứng chỉ HSK là chứng chỉ Hán ngữ quốc tế, được cấp cho thí sinh hoàn thành kỳ thi đánh giá năng lực Hán ngữ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试). Chứng chỉ HSK được ví như là “chìa khóa vàng” mở ra nhiều cơ hội trong học tập và công việc. Kiên trì và chăm chỉ học tiếng Trung để đạt được chứng chỉ HSK, chiếc “chìa khóa vàng” này sẽ mang đến cho bạn những lợi ích thiết thực:
Học sinh THPT có chứng chỉ từ HSK 3 trở lên sẽ được miễn bài thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (Theo Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 06/3/2024).
Sinh viên Đại học có chứng chỉ từ HSK 3 trở lên sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ đầu ra tại một số trường Đại học.
Sở hữu chứng chỉ từ HSK 4 trở lên sẽ có cơ hội apply học bổng du học tại các trường Đại học Trung Quốc.
Sở hữu chứng chỉ HSK cấp độ càng cao, cơ hội việc làm tại các công ty liên quan tới tiếng Trung hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc với mức thu nhập hấp dẫn càng rộng mở.
II. Tổng hợp các trường Đại học xét tuyển bằng chứng chỉ HSK năm 2024
1. Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm tiếng Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Yêu cầu bắt buộc: Tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN quy định.
Mục 2.6: Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ngoài tiếng Anh và có tổng điểm thi THPT 2 môn còn lại trong THXT (tổ hợp xét tuyển) ≥ 14đ.
2. Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội (SIS)
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Quản trị thương hiệu, Quản lý giải trí và sự kiện, Quản trị tài nguyên di sản, Quản trị đô thị thông minh và bền vững.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Mã 401 | Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Anh, Pháp, Trung) với kết quả học tập THPT (2 môn trong tổ hợp xét tuyển) và phỏng vấn.
Mã 409 | Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Anh, Pháp, Trung) với điểm thi THPT (2 môn trong tổ hợp xét tuyển) năm 2024.
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc - Chương trình tiên tiến.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Đối tượng: Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Namvà đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;
(2) Điểm trung bình chung học kỳ môn Ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.
4. Trường Đại học Ngoại thương (FTU) - Trụ sở chính Hà Nội
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngành ngôn ngữ Trung (Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Trung thương mại).
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Phương thức 2 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT.
Phương thức 3 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Trung Quốc học.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Mã 200 | Xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT.
Mức yêu cầu tối thiểu: từ HSK 4 260/ 300 trở lên.
Mã 412 | Xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn.
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Trường Đại học Mở Hà Nội không sử dụng kết quả miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh; Trường thực hiện quy đổi điểm Ngoại ngữ cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế (đang trong thời hạn có giá trị tính đến ngày 20/8/2024).
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên (hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh), học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế (thời hạn không quá 02 năm tính đến ngày 19/05/2024).
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc) trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT, điểm môn thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển được tính theo bảng quy đổi. Cụ thể, từ mức HSK 3 trở lên tương đương điểm 10,00 (thang điểm 10) bài thi Ngoại ngữ.
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Phương thức 2 - Phương thức xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế.
Mức yêu cầu tối thiểu: từ HSK 3trở lên hoặc HSK 4 trở lên (đối với thí sinh xét tuyển vào Chương trình Ngôn ngữ Trung Quốc - Chương trình liên kết đào tạo 2+2 với ĐH Khoa học kỹ thuật Quảng Tây - Trung Quốc).
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Phương thức 1 - Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa: Thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 26,0 điểm trở lên đồng thời có chứng chỉ tiếng Trung Quốc từ HSK 4 trở lên (còn thời hạn sử dụng tính đến 30/6/2024) được xét tuyển thẳng vào ngành có môn ngoại ngữ tương ứng trong tổ hợp xét tuyển của ngành đó.
Chuyên ngành tuyển sinh khối D4: Ngôn ngữ Trung Quốc.
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ:
Phương thức 2 - Xét tuyển kết hợp kết quả học THPT và các điều kiện ưu tiên xét tuyển. Trong đó, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ được cộng điểm ưu tiên với mức: HSK 3 ≈ 1,0 - HSK 4 ≈ 2,0 - HSK 5 trở lên ≈ 3,0.
Phương thức 3 - Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Cụ thể, thí sinh đăng ký xét tuyển theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được quy đổi điểm thành điểm thi môn ngoại ngữ trong tổ hợp đăng ký xét tuyển.