Lập hạ là tiết khí thứ bảy trong 24 tiết khí. Tiết lập hạ bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 45°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Lập hạ vào tiết tháng tư, chữ “lập” này tương tự như “lập” trong lập xuân, nghĩa là “bắt đầu”. Hạ, chính là lớn lên, vạn vật đến lúc này đều sinh trưởng lớn lên”. Lập Hạ là một tiết khí quan trọng có nhiệt độ tăng lên rõ rệt, nắng nóng sắp đến gần, mưa bão sấm nhiều, cây cỏ phát triển nhanh. Trung Quốc từ xưa đến nay rất coi trọng tiết khí lập hạ. Dựa theo ghi chép thời nhà Chu, vào ngày mùa hạ, đế vương sẽ đích thân suất lĩnh văn võ bá quan ra ngoài “nghênh hạ”, và lệnh cho các quan tư đồ các nơi dạy nông dân tranh thủ canh tác. Ngoài ra khi Lập Hạ, người dân còn có những phong tục rất đặc biệt nhưng không kém phần ý nghĩa, cùng TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG tìm hiểu về những hoạt động này trong ngày Lập Hạ nhé!
Sau những ngày ấm áp của tiết Cốc Vũ, khí trời tiết Lập Hạ có dấu hiệu trở nên nắng nóng, oi bức hơn. Vào thời gian này, đời sống sinh hoạt của mọi người cũng có sự thay đổi mạnh mẽ.
1. Làm lễ nghênh hạ
Vào những ngày tiết Lập Hạ, người nông dân Trung Quốc đều thực hiện lễ nghênh hạ. Đây là lễ nhằm nghênh đón mùa hè và cầu mong cho một năm bình an, sung túc, ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, người nông dân cúng bái thần linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trồng phát triển và có được một vụ mùa bội thu.
Phong tục Tiết Lập Hạ ở Giang Nam có cái gọi là “xem ba điều mới”, tức là ăn một số thứ tươi non mới mọc trong giai đoạn này. Ở Giang Tô và Chiết Giang có tục lệ “mùa nào thức nấy” tức là ăn những thứ thứ mới mẻ vào tiết Lập Hạ. Ở Tô Châu có câu tục ngữ “đầu hè thấy được ba điều mới”. “Ba điều mới” dùng để chỉ quả anh đào mới chín , quả mận xanh và lúa mì . Người ta trước tiên cúng tổ tiên bằng “ba thứ mới” này, sau đó mới nếm thử. Đồng thời, người dân Tô Châu còn ăn nghêu biển, măng trắng, trứng vịt muối và đậu xanh để có một đôi chân khỏe mạnh.
Ăn cháo Thất Gia và uống trà Thất Gia là một cách để có thể thưởng thức ba điều mới khi Lập Hạ đến. Sở dĩ gọi là cháo “Thất Gia” vì cần phải lấy đủ 7 loại hạt hoặc đậu của bảy gia đình khác nhau, thêm nước và đường nâu nấu thành một nồi cháo lớn. Ăn xong món cháo này, hàng xóm hòa thuận, khuyến khích mọi người tập trung cày cấy, trồng trọt trong mùa hè. Bên cạnh đó là trà Thất Gia, dùng bảy loại trà của bảy gia đình để nấu lên, sau đó ăn cùng cháo Thất Gia. Cùng nhau ăn cháo của bảy gia đình và uống trà của bảy gia đình là một hình thức nhân văn quan trọng, giúp tình cảm làng xóm quê hương hòa hợp.
Đấu trứng thường là trò chơi dành cho trẻ em trong tiết Lập Hạ tại Trung Quốc. Dùng trứng luộc chín, thường là cả quả trứng luộc trong nước trắng còn nguyên vỏ (vỏ trứng không thể vỡ), ngâm vào nước lạnh rồi cho vào túi lưới dệt bằng lụa hoặc len màu để trẻ quàng vào cổ. Ở một số nơi tục dùng sợi tơ ngũ sắc buộc dây cho trẻ em gọi là “sợi dây Lập Hạ”, hy vọng hình ảnh màu sắc đầy đủ, cân đối về ngũ đức, ngũ hành sẽ tác động đến cơ thể, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ khỏi bệnh ghẻ vào mùa hè.
Luật chơi rất đơn giản, mỗi người cầm một quả trứng trên tay, phần nhọn của quả trứng được quay lên trên, phần đầu quả trứng đập vào đầu quả trứng và phần đuôi quả trứng đập vào đuôi quả trứng. Từng người một lệ chọi trứng và quả trứng cứng cáp nhất, không bị vỡ cho đến cuối cùng sẽ trở thành Vua Trứng. Còn ai bị vỡ quả trứng là thua và sẽ phải ăn quả trứng đó.
Ngoài ra còn có phong tục cân người sau bữa trưa vào Lập hạ . Người ta treo một chiếc cân gỗ lớn ở cổng làng hoặc ở cổng sân nhà, có chiếc ghế đẩu treo vào móc cân, mọi người thay phiên nhau ngồi trên ghế hoặc rỏ để cân cân. Người cân hoa vừa nói những lời cát tường vừa cân hoa. Cân người vào đầu mùa hè sẽ mang lại phước lành cho trẻ nhỏ , đồng thời mọi người cũng cầu xin thần linh mang đến cho họ những điều may mắn và sức khỏe.
Ông bà ta có quan niệm cho rằng không ngồi trước cửa nhà vào ngày Lập Hạ. Bởi vì đây là vị trí đón gió, đón khí vào nhà. Nếu bạn ngồi trước cửa nhà quá lâu thì rất dễ đổ bệnh, đặc biệt đối với là người già và trẻ nhỏ.
Tiết Lập Hạ là một cột mốc cực kỳ quan trọng trong 24 tiết khí. Đây là tiết khí đánh dấu sự thay đổi, vận động của vũ trụ, nhân sinh quan, thế giới sống, góc độ năng lượng khí, ngũ hành và âm dương. Vào thời gian này, Dương Khí - khí của đất trời phát triển cực thịnh khiến Âm Khí bị cạn kiệt. Điều này tượng trưng cho sự tăng trưởng, hạnh phúc, chính trực, thông minh, hoạt động mạnh mẽ, sáng suốt và mang tính hồi phục cấp bách. Sau khi bước sang tiết khí Lập Hạ, những loài sinh vật được tạo điều kiện sinh trưởng tốt hơn, không ngừng sinh sôi nảy nở.
Bên cạnh đó, những yếu tố sinh giới như: ánh sáng, nhiệt độ, nước,...cũng cực kỳ dồi dào trong những ngày diễn ra tiết Lập Hạ. Điều này đẩy nhanh tiến bộ bước vào vụ mùa thu hoạch cho cây trồng, hoa màu. Vào ngày tiết Lập Hạ, thời gian ban ngày diễn ra nhiều hơn so với thời gian ban đêm. Đây cũng là một yếu tố thúc đẩy quá trình lao động của mọi người. Ngoài ra, các hoạt động sinh quyển trong tiết khí này cũng lại những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của con người.
Khi Tiết Lập hạ đến, con người nên chú ý tới tinh thần của mình, không nên nóng nảy và sống vui vẻ với mọi người Hy vọng qua bài viết TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG đã có thể giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về tiết Lập hạ.
Bài thuộc chuyên mục: Văn hóa
Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.