古琴 /gǔqín/ (Cổ cầm) - loại nhạc cụ được các học giả và sĩ phu yêu thích và xem là loại nhạc cụ thanh nhã, tinh tế.
Trong “Cầm, Kỳ, Thi, Họa” thì “Cầm” là nhạc cụ có dây ra đời sớm nhất trong lịch sử Trung Hoa, ngày nay được gọi là cổ cầm, cũng được gọi là thất huyền cầm. Cổ cầm có lịch sử chế tác lâu đời, nhiều danh cầm đều có văn tự khảo chứng, hơn nữa lại gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ. Hãy cùng TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG tìm hiểu về cổ cầm qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Thời xưa, các vị cao tăng luôn cho rằng vạn vật đều có linh tính, vì vậy cho dù là một chiếc bát mẻ cũng phải nâng niu cẩn thận. Trọng vạn vật trên đời thì những “ nhạc khí” là những vật phẩm đặc biệt có linh tính nhất, và cổ cầm cũng không ngoại lệ. Cổ cầm có lịch sử chế tác lâu đời, nhiều danh cầm đều có văn tự khảo chứng, hơn nữa lại gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ.
Truyền thuyết kể rằng, cổ cầm là thứ nhạc khí được tôn kính nhất trong tất cả các nhạc cụ Trung Quốc, có lịch sử khoảng 5.000 năm. Truyền thuyết này nói rằng các nhân vật huyền thoại của tiền sử Trung Quốc, Thần Nông , Phục Hy và Hiên Viên Hoàng Đế đã tham gia vào việc tạo ra cổ cầm . Gần như tất cả các cuốn sách và bộ sưu tập lập trình của cổ cầm được xuất bản trước thế kỷ XX đều cho rằng đây là nguồn gốc thực sự của cổ cầm, mặc dù điều này hiện được xem là thần thoại.
Khi khám phá và khai quật các ngôi mộ có niên đại 2.500 năm, người ta phát hiện ra những loại nhạc cụ dài, không có dây hay trụ. Khi khai quật được những ngôi mộ cổ ở phía nam thì người ta phát hiện những nhạc cụ như thế xuất hiện nhiều hơn và có đủ loại hình dán kích thước khác nhau.
Truyền thống Trung Quốc nói rằng ban đầu, cổ cầm nguyên thủy có năm dây, nhưng sau đó được thêm vào hai dây, tạo ra “ thất huyền cổ cầm”. Nguồn gốc chính xác của cổ cầm vẫn là một chủ đề tranh luận rất nhiều trong vài thập kỷ qua. Nhà Tống được coi là thời kỳ hoàng kim của cổ cầm, với nhiều bài thơ và tác phẩm do các văn nhân sáng tạo nên.
Âm nhạc Cổ Cầm hòa quyện cùng tinh hoa văn hóa truyền thống, thể hiện phong cách tao nhã, ôn hòa, thanh lịch, hướng đến cảnh giới thanh tịnh cao xa. Người xưa đề cao phẩm chất đạo đức, luôn chú trọng việc phải đặt sự tâm huyết vào mọi việc làm. Những câu chuyện về học đàn Cổ Cầm từ xa xưa luôn là bài học quý giá cho thế hệ sau.
“Cổ cầm” không chỉ là một loại nhạc cụ, mà còn là biểu tượng về văn hóa truyền thống và lý tưởng nhân cách của người Trung Quốc. Nó mang nội hàm về đạo đức, là sự kết nối tâm hồn giữa người với người, là để người ta dùng tâm hồn trong sáng, thiện hảo mà cảm hóa vạn vật.
Cổ Cầm trong văn hóa của người Trung quốc không đơn giản chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là tinh hoa của văn hóa và sự uyên thâm của học thức tạo thành. Đây cũng chính là loại nhạc cụ mà người quân tự hay đem theo bên mình. Hy vọng qua bài viết TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG đã giúp bạn có thêm một cái nhìn sâu sắc hơn về cổ cầm trong nền văn hóa Trung Quốc.
Bài thuộc chuyên mục: Văn hóa
Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.