Tuy cùng xuất phát từ nền văn hóa Á Đông, Tết Hàn Thực của Trung Quốc rất khác so với Việt Nam. Vào ngày Tết Hàn Thực người Trung có tục lệ ăn bánh chay, bánh cuốn… còn người Việt thường dùng bánh trôi. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và học thêm từ vựng tiếng Trung cơ bản về tết Hàn Thực. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về tiết Hàn Thực của người Trung Quốc qua bài viết sau bạn nhé!
Tết Hàn Thực là ngày gì? Tết Hàn thực là 寒食节 / Hánshí jié /. Từ “Hàn” trong tiếng Hán có nghĩa là “lạnh”, từ “Thực” có nghĩa là “lương thực, thực phẩm”. Vì vậy, Tết Hàn Thực có ý nghĩa là Tết ăn đồ nguội, đồ lạnh. Người Trung Quốc thường tổ chức Tết Hàn Thực vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.
Phong tục này có nguồn gốc cổ truyền tại Trung Quốc gắn liền với câu chuyện từ thời xa xưa để lại.
Vào thời Xuân Thu (Năm 770 – 221), nước Tấn gặp loạn nên vua phải bỏ nước lưu vong, sống cảnh nay trú nước Tề, mai về nước Sở.
Đi theo vua là một hiền sĩ mang tên Giới Tử Thôi, luôn hết lòng vì vua. Thậm chí khi cạn kiệt lương thực, sẵn sàng cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua, khi ăn xong vua hỏi mới biết. Phò vua 19 năm trời, tới ngày giành lại được ngôi vương, vua Tấn Văn Công ban thưởng rất hậu cho những ai có công, nhưng lại quên sót Giới Tử Thôi. Hiền sĩ Giới Tử Thôi cùng không hề oán trách, nghĩ phò vua là nghĩa vụ nên làm, nhưng không muốn bon chen chốn thị phi nên cùng mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn.
Một thời gian vua Tấn mới nhớ ra, liền cho người tìm hiền sĩ để về cung lĩnh thưởng, tuy nhiên hiền sĩ một mực từ chối. Vua nghe tin liền sai người cho đốt cả cánh rừng để vị hiền sĩ không còn nơi ở mà phải về cung. Tuy nhiên không thể ngờ Giới Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con cùng chết cháy trong rừng.
Vua Tấn hối hận cho lập miếu thờ, ra lệnh hàng năm vào ngày 3 tháng 3 giỗ 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Từ đó ngày 3/3 được gọi là Lễ Hàn Thực.
Cũng giống như những ngày lễ khác trong năm, Tết Hàn Thực cũng có những hoạt động rất đặc biệt và những món ăn chỉ ý nghĩa dành riêng cho ngày này.
Vào thời cổ đại, lễ hội Hàn Thực 寒食节 thường được gọi là lễ hội không khói, mọi người bị cấm sử dụng lửa và chỉ ăn đồ nguội. Hầu hết người dân ở Sơn Tây cấm lửa và ăn đồ nguội suốt một ngày, và thậm chí một vài nơi có thể cấm lửa đến ba ngày.
Vào thời điểm này, người dân Trung Quốc sẽ đi tảo mộ, thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau đối với người thế hệ trước. Họ sẽ bẻ cành liễu và treo trên giường, trước cửa sổ, trên bếp lò. Ngoài ra, người Trung Hoa cũng có một số hoạt động dân gian như chơi đánh đu, đi chơi xa, đá banh, đọc sách, ca hát, làm sạch ruột tốt cho cơ thể.
Thông thường, người Trung Quốc sẽ dùng bánh trôi, bánh chay để thay thế đồ ăn lạnh.
Một phong tục cũng được nhân dân đồn đại lưu truyền từ thời nhà Lý, Trần đó là vào ngày Hàn Thực mọi người có thói quen ăn bánh trôi và có tục lệ làm bánh cuốn đem biếu tặng nhau.
Bỏ túi ngay những từ vựng tiếng Trung về chủ đề 3.3 Tết hàn thực của Trung Quốc mà TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG tổng hợp dưới đây. Những từ vựng này sẽ giúp bạn thêm hiểu về văn hóa của người Trung Quốc trong những dịp lễ:
寒食节 / Hánshí jié / Tết Hàn Thực
饭团糖糕 / Fàntuán táng gāo / Bánh trôi
禁烟火 / Jìnyān huǒ / Không châm lửa
吃冷食 / Chī lěngshí / Ăn đồ lạnh, ăn đồ nguội
春秋时期 / Chūnqiū shíqī / Thời xuân thu
糯米粉 / Nuòmǐ fěn / Bột nếp
饭团豆饼 / Fàntuán dòubǐng / Bánh chay
绿豆 / Lǜdòu / Đậu xanh
米粉 / Mǐfěn / Bột gạo
棕色立方糖 / Zōngsè lìfāng táng / Viên đường mật
糖 / Táng / Đường
椰 / Yē / Dừa nạo
芝麻 / Zhīma / Hạt vừng
揉 / Róu / Nặn, nhào
姜 / Jiāng / Gừng
踏青 / Tàqīng / Đi dã ngoại
祭扫 / Jì sǎo / Cúng mộ
蹴鞠 / Cùjū / Thúc cúc (đá bóng thời cổ đại)
秋千 / Qiūqiān / Xích đu
斗鸡 / Dòujī / Chọi gà
牵勾 / Qiān gōu / Kéo co
祭祀 / Jìsì / Giỗ, cúng tế
Học tiếng Trung không chỉ là học ngoại ngữ mà còn là học cả về văn hóa của người Trung Quốc. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể thêm nhiều kiến thức hơn cả về học thuật lẫn văn hóa của Tiết Hàn Thực.
Bài thuộc chuyên mục: Văn hóa
Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.