Văn hóa

TẾT NGUYÊN TIÊU 2025 RƠI VÀO THỜI GIAN NÀO? NGƯỜI TRUNG QUỐC THƯỜNG LÀM GÌ VÀO TẾT NGUYÊN TIÊU

1. Tiết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu (元宵节) hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, Rằm Tháng Giêng. Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ quan trọng cuối cùng trong dịp Tết Nguyên Đán, diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm.

 

Nguyên tiêu: "Nguyên" nghĩa là thứ nhất, "tiêu" nghĩa là đêm, tức là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Thượng nguyên: Để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7) và Tết Hạ nguyên (Rằm tháng 10).  Đây cũng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới, vì vậy được gọi là Tết Nguyên Tiêu.

Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa cầu bình an, may mắn và sự đoàn kết gia đình. Đây là dịp kết thúc Tết Nguyên Đán và mở đầu một năm mới với hy vọng thịnh vượng. Mọi người thường tham gia các hoạt động vui chơi, thắp đèn lồng, ăn bánh trôi nước để cầu mong sự hòa hợp, sum vầy, và hạnh phúc. Tết Nguyên Tiêu không chỉ là thời gian để giải trí mà còn là cơ hội để gắn kết tình cảm và cầu cho một năm mới thuận lợi.

Vào ngày này, có nhiều hoạt động dân gian đặc sắc như đoán câu đố đèn lồng, ăn bánh nguyên tiêu cùng với các màn biểu diễn sôi động như múa rồng, đi cà kheo và các lễ hội dân gian khác.

2. Tết Nguyên Tiêu rơi vào thời gian nào năm 2025?

Tết Nguyên tiêu 2025 rơi vào ngày 15/01/2025 âm lịch tức ngày 12/02/2025 (Thứ tư) dương lịch.

3. Người Trung Quốc làm gì vào tết Nguyên Tiêu

Ăn bánh nguyên tiêu 吃元宵: Ăn bánh nguyên tiêu là một phong tục truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, mang ý nghĩa đoàn viên, sum vầy và an lành. Bánh Nguyên Tiêu thường có nhiều loại nhân khác nhau, trong đó nhân mè đen là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các loại bánh Nguyên Tiêu khác như bánh trôi rượu (酒酿小圆子).

 

Ngắm đèn lồng 长灯笼:  Hoạt động ngắm đèn lồng bắt đầu từ thời Đông Hán. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng (Thượng Đèn), ngày 14 tháng Giêng (Thử Đèn), ngày 15 tháng Giêng (Chính Đèn). Người dân khắp nơi treo đèn lồng, dựng các lều đèn, cầu đèn, thắp sáng đèn lồng, đốt pháo và tổ chức các chương trình biểu diễn. Ngoài ra còn có các hoạt động được tổ chức rầm rộ, bao gồm cuộc thi đèn lồng, các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật… Các con phố, ngõ hẻm đều được treo đèn lồng với đủ các hình dáng thú vị như đèn lồng hình động vật, nhân vật… 

 

Múa rồng, múa sư tử 舞龙舞狮: Rồng và sư tử trong văn hóa truyền thống Trung Quốc là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Các đội múa rồng, múa sư tử thường biểu diễn trên các con phố, tạo không khí náo nhiệt và vui tươi cho lễ hội, góp phần tăng thêm không khí lễ hội trong ngày Tết Nguyên Tiêu.

 

Đoán câu đố trên đèn lồng 猜灯谜: Trong Tết Nguyên Tiêu, mọi người thường viết câu đố lên các mảnh giấy, dán lên những chiếc đèn lồng đầy màu sắc để mọi người tham gia đoán. Đây là một hoạt động vừa giúp kích thích trí tuệ, vừa thêm phần vui nhộn và hòa mình vào không khí lễ hội.

 

Đi cà kheo  踩高跷 có âm gần giống với "高瞧" (nhìn lên cao), có nghĩa là trong năm mới, mọi người cần phải có tầm nhìn xa trông rộng hoặc nhìn về phía trước, hướng đến những mục tiêu cao hơn. Khi chơi cà kheo, người ta sẽ đứng trên những cây gậy dài, cơ thể sẽ cao lên theo, mang ý nghĩa "bước lên cao". Vì vậy, đi trên cà kheo càng lâu thì càng biểu thị khả năng của người đó có thể duy trì cái nhìn xa trông rộng lâu dài.

 

Tết Nguyên Tiêu không chỉ là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc về sự đoàn kết, tầm nhìn xa và hy vọng vào một năm mới tốt đẹp. Đối với những ai yêu thích văn hóa Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm và trải nghiệm một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa của đất nước này. 

 

Bài thuộc chuyên mục: Văn hóa

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập:

098 565 1306 Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập: