Văn hóa

Tiết Tiểu Mãn Trong Văn Hóa Nông Nghiệp Của Trung Quốc

20240425_v3mbL5JI.png

Tiết khí thứ hai của mùa hè - Tiết Tiểu mãn

Theo dân gian, tiết Tiểu mãn (小满 /xiǎomǎn/) kéo dài từ ngày 20 hoặc 21 tháng 5 đến mùng 5 tháng 6 và đứng ở vị trí thứ tám trong 24 tiết khí. Tiết Tiểu mãn đánh dấu mặt trời tạo với đường xích đạo một góc 60 độ, đồng thời đây cũng là thời điểm ánh sáng đẹp nhất trong mùa hè. Cùng TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG tìm hiểu về Tiết tiểu mãn trong văn hóa nông nghiệp của người Trung Quốc nhé!

 

Năm 2024, khi nào đến tiết Tiểu mãn? 

Tùy vào từng năm mà thời gian bắt đầu của 24 tiết khí cũng được thay đổi nhưng, vào năm 2024, tiết Tiểu mãn sẽ bắt đầu này thứ hai, ngày 20 tháng 5 dương lịch.

 

Tục lệ truyền thống trong tiết Tiểu mãn

Cũng giống như các tiết khí khác, Tiết tiểu mãn cũng có những hoạt động truyền thống để cầu mong cho mùa màng bội thu.

1. Tế Xa Thần 

Người xưa có câu tục ngữ: “Tiểu Mãn di chuyển ba chiếc xe”, ba chiếc xe ở đây ám chỉ xe nước, xe dầu và xe lụa. Người xưa tin rằng vạn vật đều có thần linh trú ngụ, kể cả bánh xe nước. Phong tục dân gian lúc bấy giờ chủ yếu là thờ thần xe. Truyền thuyết kể rằng Thần bánh xe là một con rồng trắng, trong tiết Tiểu Mãn, người nông dân đặt cá, thịt, nhang, nến… trên đế trước bánh xe nước để thờ cúng. Điểm đặc biệt là trong lễ tế có tục đổ nước xuống ruộng, mang ý nghĩa cầu mong nguồn nước thịnh vượng, thể hiện sự coi trọng việc tiết kiệm nước, thủy lợi của người nông dân. 

Tiểu Mãn cũng là mùa hạt cải chín, người ta thu hoạch hạt cải, gửi đến nhà máy dầu, sau đó khởi động bánh quay dầu để ép dầu , đó chính là cho xe dầu. 

Còn xe lụa chuyển động có nghĩa là trước và sau Tiểu Mãn, những con tằm sắp bắt đầu quay kén, những người nuôi tằm đang bận rộn lắc các guồng quay (có hình dạng bánh xe) để cuộn tơ. 

2. Lễ cầu tằm

Tiểu Mãn là ngày sinh nhật của Thần tằm, vì vậy tại Giang Tô và Chiết Giang đều tổ chức lễ hội Cầu nguyện Thần Tằm. Lễ cầu Tằm cũng chính là dịp để người dân này tỏ sự cảm tạ, tôn kính đối với vị tổ nghề đã đem đến kế sinh nhai cho họ cũng như cầu chúc một mùa màng bội thu, đủ ăn đủ mặc.

3. Ăn rau rừng và rau đắng

Ăn rau rừng cũng là một trong những phong tục của người người nông dân Trung Quốc trong tiết Tiểu Mãn. Từ xa xưa, người ta có cho rằng ăn rau rừng và rau đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt. Gió xuân thổi qua, cỏ đắng mọc lên, ruộng hoang thành vựa lúa. Các loại rau rừng, rau đứng thường được dùng trong y học để chữa sốt, người xưa cũng dùng nó để giải rượu.

 

Kết luận

Phía trên là các thông tin chi tiết liên quan tới tiết Tiểu Mãn, TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG  hy vọng qua bài viết bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi Tiết Tiểu mãn là gì? Hoạt động của người nông dân Trung Quốc.

Bài thuộc chuyên mục: Văn hóa

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập:

098 565 1306 Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập: