Có một người bạn làm biên tập viên cho một tờ báo. Một ngày nọ, anh ấy đến xin nghỉ phép, trước tiên anh ấy hỏi lãnh đạo: “Hôm nay tâm trạng sếp có tốt không ạ?”. Lãnh đạo nói: “Có chuyện gì hả?”. Người bạn đáp lại: “Vâng, nếu tâm trạng sếp tốt thì em sẽ nói chuyện của em; còn nếu tâm trạng sếp không tốt thì để ngày khác em nói sau ạ”. Lãnh đạo sẽ cảm thấy vui vẻ và việc xin nghỉ phép sẽ dễ dàng như vậy.
Phải nói là người bạn này rất giỏi trong việc sử dụng ảnh hưởng của kỹ thuật “thò chân vào cửa” để giải quyết vấn đề.
Các nhà tâm lý học đã từng tiến hành thực nghiệm về kỹ thuật “thò chân vào cửa”. Họ cử người đến hai khu chung cư để thuyết phục người dân treo biển hình tròn với nội dung “ Hãy lái xe cẩn thận” ở trước nhà. Ở khu chung cư đầu tiên, các nhà nghiên cứu trực tiếp đưa ra yêu cầu với người dân, kết quả là rất nhiều nhiều người từ chối và tỷ lệ người chấp nhận chỉ ở mức 17%. Ở khu chung cư thứ hai, các nhà nghiên cứu chia việc giống như trên thành hai bước: đầu tiên đưa cho mọi người một đơn kiến nghị ủng hộ việc lái xe an toàn và đề nghị họ ký tên ở trên, vài tuần sau đó lại đưa ra yêu cầu treo biển. Lần này tỷ lệ người chấp nhận không ngờ đã tăng lên mức 55%. Việc ký kết ở bước đầu tiên rất dễ dàng và hầu như tất cả mọi người đều làm theo, mọi người có thể không nhận ra rằng hành động “thò chân vào cửa” nhỏ bé này vậy mà có tác động to lớn đến quyết định tiếp theo của họ.
Trong cuộc sống thường ngày cũng như vậy. Khi bạn muốn nhờ người nào đó làm một việc gì đó lớn lao nhưng lại lo lắng rằng đối phương không đồng ý, trước tiên bạn có thể nhờ họ làm một việc gì đó tương tự như vậy nhưng dễ dàng thực hiện hơn. Ví dụ, bạn muốn hẹn hò với một cô gái, nếu ngay lúc đầu bạn đã vội vàng đề nghị muốn hẹn hò cùng cô ấy, cô ấy có thể sẽ do dự hoặc thậm chí là tỏ ra lạnh nhạt; còn nếu như bạn nói: “Cơm thì lúc nào cũng phải ăn rồi, vậy chúng ta ăn cùng nhau nhé”, cô ấy chấp nhận rồi, vậy tiếp theo đi xem phim hay đi tới quán bar đều không thành vấn đề. Nếu bạn muốn đồng nghiệp giúp đỡ khi trực ban hoặc viết báo cáo gì đó, nếu bạn nói thẳng ra thì chắc chắn sẽ bị từ chối. Nếu bạn nói vấn đề một cách vòng vo như “Bạn có thể giúp tôi một việc nhỏ được không?”, “Sẽ không chiếm nhiều thời gian của bạn đâu”, bạn đã mở lời trước, như vậy thì sự việc sẽ dễ dàng hơn nhiều rồi…
Có thể bạn sẽ nói rằng những hành động nhỏ này khiến người khác cảm thấy bạn rất gian xảo. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng với sự trợ giúp của những hành động nhỏ này, người khác thực sự sẵn sàng chấp nhận thỉnh cầu của bạn hơn. Đôi lúc, khi bạn tự cho rằng bản thân mình rất tài giỏi, người khác thường sẽ cảm thấy bạn cũng chẳng có gì đặc biệt cả; nhưng khi bạn tự hạ thấp bản thân mình, bạn sẽ rút ngắn khoảng cách giữa bạn với người khác, họ chẳng những không coi thường bạn mà ngược lại còn cho rằng bạn là một người rất khiêm tốn. Thực tiễn đã chứng minh rằng những điều mà nhóm người thứ hai nhận được sẽ luôn nhiều hơn những điều mà nhóm người thứ nhất nhận được.
Bài thuộc chuyên mục: Thông tin hữu ích
Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.