Văn hóa

Tết Đoan Ngọ Tại Trung Quốc Và Việt Nam Có Gì Khác Biệt?

20240610_hzJhXvKq.png

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống ở cả Việt Nam và Trung Quốc 

Tết Đoan Ngọ là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Theo "Kinh Sở tuế thì ký" ghi lại, bởi vì tháng năm vào giữa hè, đêm ngắn hơn ngày, buổi trưa đầu tiên của nó chính là ngày mặt trời lên cao, thời tiết thuận lợi, cho nên mùng năm tháng năm cũng gọi là "Đoan Dương tiết". Tết Đoan Ngọ là ngày hội văn hóa truyền thống thịnh hành ở Trung Quốc và các nước Châu Á nói chung. Tuy nhiên, ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những khác biệt rõ ràng về cả những hoạt động và ý nghĩa. Bài viết vgày hôm nay, TIẾNG TRUNG THẦY HƯNG sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngày về ngày lễ hội này nhé!

 

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Tết quá Đoan Ngọ là một ngày lễ  truyền thống của người Trung Quốc hơn hai nghìn năm qua, bởi vì khu vực rộng lớn, dân tộc đông đảo, cộng thêm rất nhiều câu chuyện truyền thuyết, vì vậy không chỉ sản sinh ra rất nhiều tên lễ khác nhau, hơn nữa các nơi cũng có tập tục không giống nhau. 

 

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, khởi nguồn ban đầu là ngày lễ tế tổ cho các bộ tộc ở khu vực Bách Việt cổ đại (hạ du sông Trường Giang và vùng phía Nam). Trước Xuân Thu ở vùng Bách Việt có tập tục tổ chức lễ tế tổ bộ lạc bằng hình thức đua thuyền rồng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. 

 

Sau này, nhà thơ Sở quốc (nay là Hồ Bắc) có Khuất Nguyên là người có tính khí cương trực, luôn can ngăn vua nên bị hội gian thần hãm hại buộc phải đi đày. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất ông buồn bã gieo mình tự vẫn xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5. Để bày tỏ lòng thương tiếc vị trung thần, người dân thường tổ chức tưởng niệm cho ông vào đúng ngày này. 

 

Những hoạt động phổ biến  trong Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc 

Tết Đoan Ngọ dân gian Trung Quốc khá long trọng, hoạt động chào mừng cũng là các loại, hoạt động tương đối phổ biến có các hình thức sau.

Đua Thuyền Rồng

Đua thuyền rộng là một hoạt động náo nhiệt không thể thiếu người Trung Quốc trong Tết Đoan Ngọ. Tương truyền, khi nhận được tin Khuất Nguyên vị trung thần nước Sở tự vận, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành.Vào ngày 20 tháng 5 năm 2006, phong tục dân gian của Lễ hội Thuyền rồng đã được Hội đồng Nhà nước phê duyệt và đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt đầu tiên.

Ăn bánh ú

Món ăn truyền thống sẽ được người dân Trung Quốc ăn vào ngày tết đoan ngọ chính là Bánh ú - 粽子 (zòngzi). Người dân quan niệm rằng ăn bánh ú nước tro vào Tết Đoan ngọ sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt, điều hòa và ổn định sức khỏe. Tháng năm thời tiết nóng, oi bức và dễ sinh dịch bệnh. Bánh tro có tính mát, dễ tiêu, thích hợp cho người già và trẻ nhỏ nên người dân quan niệm rằng: ăn bánh tro có thể trung hòa bớt sự độc hại và bảo vệ sức khỏe.

Đeo túi thơm

Tiết Đoan Ngọ tiểu hài tử đeo túi thơm, truyền thuyết có ý tránh tà trừ ôn, Trong túi thơm có chu sa, hùng hoàng, hương dược, bên ngoài lấy vải tơ, mùi thơm ngát bốn phía, lại lấy dây tơ ngũ sắc cài thành dây thừng, làm các loại hình dạng khác nhau, kết thành một chuỗi, muôn hình muôn vẻ, lung linh đáng yêu.

Treo cành Ngải

Dân gian Trung Quốc có một câu nói: "Thanh minh cắm liễu, đoan ngọ cắm ngải". Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người ta coi cắm ngải và xương bồ là một trong những việc làm quan trọng. Nhà nhà đều quét dọn, lấy xương bồ, ngải điều cắm vào đố cửa tại sảnh đường. Đồng thời dùng xương bồ, lá ngải, hoa lựu, tỏi và bông trang, chế thành hình người hoặc hình hổ, gọi là Ngải Nhân. Hay cũng có thể làm vòng hoa, bội sức, vô cùng xinh đẹp thơm ngát, thường được phụ nữ dùng nhiều để xua đuổi chướng khí.

 

Tết Đoan Ngọ cũng là "Lễ vệ sinh" tương truyền từ xưa đến nay, người ta quét sân vườn, treo cành ngải, treo xương bồ, rắc nước hùng hoàng, uống rượu hùng hoàng, diệt khuẩn phòng bệnh. Những hoạt động này cũng phản ánh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Tết Đoan Ngọ lên núi hái thuốc là tập tục chung của các dân tộc Trung Quốc. 

 

Những tập tục trong Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

 

Theo truyền thuyết, mùa hè năm đó, sau khi thu hoạch, sâu bọ kéo đến ăn mất hoa màu của người dân . Một ông lão tên Đôi Truân đã chỉ dân chúng lập đàn cúng, vận động thể dục để diệt sâu bọ. Ông dặn dò cứ mỗi năm vào ngày này làm theo sẽ trị được sâu bọ. Dân chúng biết ơn đặt ngày này là "Tết diệt sâu bọ" hay "Tết Đoan ngọ".

 

Những món ăn vào Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Rượu nếp, nếp cẩm hay những loại hoa quả  là  món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ. Chỉ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên trong cơ thể con người, chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm hoặc các loại quả như mận, xoài. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng hiệu nghiệm.

 

Nhìn chung, tuy cùng có một ngày Tết Đoan ngọ những hai dân tộc Việt và Trung đều có những hoạt động và ý nghĩa riêng, tuy nhiên đều hướng về mục đích duy nhất chính là mong muốn cho con người có một sức khỏe thật tốt và tưởng niệm tổ tiên. Hy vọng bài viết mà Tiếng Trung Thầy Hưng cung cấp có thể giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngày Tết Đoan Ngọ. 

Bài thuộc chuyên mục: Văn hóa

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập:

098 565 1306 Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí

Trung tâm tự hào về đội ngũ giáo viên kiến thức chuyên môn vững về chuyên môn, chắc về kĩ năng sư phạm, nhiệt tình và tâm huyết với học viên.

Hình thức học tập: